Tìm hiểu lý do vì sao chơi golf bị cấm đối với đảng viên Trung Quốc

9 năm trước

Với những quy định mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc cấm đảng viên chơi golf, đều này sẽ gây một ảnh hưởng lớn đến thị trường golf Trung Quốc. Vậy lý do tại sao môn thể thao này lại bị cấm đối với đảng viên Trung Quốc, hãy đọc qua bài phân tích của báo giao thông Việt Nam để hiểu rõ hơn điều đó. Theo đó có 2 ý chính gây tác động lớn đến việc môn thể thao này bị cấm là: sự xa hoa và các hoạt động mờ ám.

China golf banner 88 million

(Ảnh: golfpunkhq)

1. Đây là một môn thể thao xa hoa

Trên thực tế, việc cấm quan chức chơi golf được đưa ra từ nhiều năm trước. Lệnh cấm này bắt nguồn từ một sự kiện năm 2010 khi hàng chục quan chức địa phương tại TP Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang tham gia vào một CLB golf. Trong đó, có cả chủ tịch thành phố, phó chủ tịch Ủy ban thường trực Hội đồng nhân dân, phó tổng thư ký Ủy ban Kiểm tra kỷ luật… Vụ việc này được đưa vào nghi vấn, bởi phí đăng ký thành viên lên tới 398 nghìn NDT (58.583 USD), bằng vài năm tiền lương của một số quan chức. Đó là chưa kể phí hoạt động hàng năm lên tới hàng nghìn USD.

Tuy nhiên, việc cấm không được thực hiện nghiêm ngặt vì chưa chính thức đưa vào nội dung kỷ luật. Việc chính thức áp dụng cấm chơi golf trong bối cảnh hồi tháng 9, truyền thông đưa tin, ít nhất 60 người làm việc trong các tập đoàn Nhà nước đã bị phạt vì dùng tiền công đi chơi golf. Đầu tháng 10, Phó chủ tịch tỉnh Phúc Kiến, đã bị buộc thôi việc vì chơi golf trong giờ làm việc.

Từ năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi nghiêm lệnh cấm xây dựng sân golf mới, vốn được ban hành từ năm 2004. Nước này hiện có khoảng 600 sân golf, nhiều gấp ba lần so với 10 năm trước. Trước đó, golf cũng có thời bị cấm ở Trung Quốc. Năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lên án golf là “môn thể thao của những triệu phú”. Các sân golf xây dựng để phục vụ người nước ngoài thời đó bị biến thành công viên, sở thú hay trang trại. Phải tới năm 1984, sân golf đầu tiên mới được mở cửa trở lại ở Quảng Đông.

Theo Xinhua, quy định này sẽ được áp dụng đối với 88 triệu đảng viên Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ: “Các đảng viên phải phân rõ việc công và việc tư, đặt lợi ích của Đảng lên hàng đầu và làm việc một cách chí công vô tư. Ngoài ra, các Đảng viên cũng cần phải sống giản dị và đấu tranh chống lại sự xa hoa, lãng phí”.

Theo quy định mới này, các Đảng viên không được “mua hoặc sử dụng thẻ thành viên của các trung tâm thể thao, sân golf hay mua sắm tại các trung tâm thương mại hoặc các câu lạc bộ tư nhân”. Nếu vi phạm, có thể bị cảnh cáo hoặc khai trừ tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

2. Hoạt động chơi golf bị biến tướng

Hiện nay, ước tính có khoảng một triệu người Trung Quốc chơi golf. Môn thể thao này mới chỉ phổ biến trong giới thượng lưu nhà giàu. Các câu lạc bộ như Wolong Lake và Nine Dragons đã tổ chức nhiều giải đánh golf PGA. Golf cũng được xem là một lĩnh vực phát triển tiềm năng ở Trung Quốc. Do đó việc golf nằm trong tầm ngắm chống tham nhũng không phải là điều quá bất ngờ ở Trung Quốc.

“Ở các nước khác, golf là môn thể thao, còn ở đây, nó giống như một hoạt động xã hội. Các ông chủ công ty thường mời khách hàng, quan chức chơi golf để thể hiện đẳng cấp của mình”, chủ một cửa hàng họ Hoàng, bán dụng cụ chơi golf tại Thượng Hải cho biết. Anh này cũng nói rằng, doanh số cửa hàng đã giảm 30-40% trong năm ngoái và năm nay, mọi thứ còn tệ hơn. “Với quy định mới này, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được doanh thu”.

Theo ông Fredrik Brautigam, người đứng đầu bộ phận bán hàng của hãng bán quần áo, trang phục chơi golf Galvin Green có trụ sở tại Thụy Điển: “Chúng tôi đã bắt đầu để ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Nếu người dân ở Trung Quốc bị cấm chơi, thì chúng tôi sẽ phải xem xét lại việc đầu tư vào thị trường này”.

Douglas Ho, nhân viên điều hành CLB Hong Kong’s 007 Golf Society cho biết: “Golf là môn thể thao thực thụ nhưng ở đây, với doanh nhân, ngoài thể hiện đẳng cấp còn mang lại thành công trong việc thương thảo các hợp đồng. Còn đối với quan chức, sự tham gia của họ là một nghi vấn lớn về sự tham nhũng”.

Còn Jacky Peng, nhà sáng lập của Niceon Sport và là người quản lý Hiệp hội các tay golf ở Trung Quốc cho biết: “Golf bị dán mác với hình ảnh rất tiêu cực”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dư luận có lý khi sân golf là nơi tạo cơ hội để nhiều quan chức thực hiện những giao dịch mờ ám, những hành vi không trong sạch và môn thể thao đắt đỏ này không phù hợp với những thành viên Chính phủ, các quan chức phải làm việc vì dân

Theo báo giao thông Việt Nam

Print Friendly, PDF & Email

TIN LIÊN QUAN

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công