Par càng thấp thì golfer càng “try hard”, dẫn đến kết quả được cải thiện.
Khi mà ngày càng nhiều golfer chuyên nghiệp khuất phục được các sân golf danh tiếng, ban tổ chức các giải đấu áp dụng giải pháp kéo dài các hố, đào bunker sâu hơn, trồng cỏ rough dày hơn để tăng độ khó. Nhưng những người yêu golf truyền thống lại không đồng tình về phương án này, họ phàn nàn về việc những sân golf yêu thích của mình bị phá hoại. Vậy hướng đi nào dành golf?
Một số sân thử cách giảm par của hố. Đối với các các nam golfer, par 5 nằm trong khoảng 430 mét (470 yards), par 4 nằm trong khoảng 230-430 mét.
Để làm các hố trở nên khó chơi hơn nhiều sân gán mác par 4 cho hố lẽ ra là par 5, nhiều golf top đầu đã chơi các hố này suốt thời gian qua. Đây là một thí nghiệm đầy thú vị, liệu golfer có “try hard” (cố gắng hết sức) với mác par 4? Nếu có, thì đó là biểu hiện mà các nhà kinh tế học gọi là “Nỗi lo mất mát – Ám ảnh thua lỗ”: làm việc chăm chỉ cho một thứ mà họ đã hoàn toàn sở hữu (một tay chơi thường xuyên ghi điêm par trở lên) thay vì cố gắng để đạt được nó lần đầu.
Thí nghiệm này được Ryan Elmore và Andrew Urbaczewski của đại học thực hiện, 2 người theo dõi điểm số tại giải major US Open. Hai hố được đưa vào thí nghiệm là hố số 2 tại sân Pebbe Beach và hố số 9 tại Oakmont. Cả hai đều từng là hố par 5 chuyển về par 4 và giải Open đều được tổ chức ít nhất 2 lần tại 2 sân này 1 năm trước và sau khi chuyển đổi. (Có 31710 điểm hố, 159 golfer, được đưa vào thống kê)
Báo cáo phần tích của 2 nhà nghiên cứu được công bố trên SSRN khá thú vị, sau khi hố par 5 chuyển về par 4 thì điểm tính theo par ở hố này tệ hơn (cũng dễ hiểu, phải đánh ít hơn 1 gậy mà), nhưng tổng số gậy của họ lại tốt hơn (trung bình giảm đi hẳn 1 gậy). Trong khi các hố khác không par cố định khác không có hiện tượng này, chứng tỏ việc điểm số cải thiện không phải do trình độ golfer cao hơn, thiết bị hiện đại hơn, thời tiết tốt hơn mà do người chơi có tư tưởng “cố gắng cứu par”.
Đây là một phản ứng ngoài dự đoán đối với các tay golf chuyên nghiệp, họ chơi golf cạnh tranh nhau chứ không phải chiến thắng với sân, người chơi có điểm số thấp nhất sẽ thắng. Cứ tưởng khả năng đánh par không quan trọng nhưng trong thì nghiệm trên thì chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Việc chiến đấu với “par 4 khó nhằn” xem chừng mang lại điểm số tốt hơn là “par 5 dễ dàng”. Jordan Spieth cũng từng nói răng par không quan trọng, nhưng cảm giác “ồ, mình vẫn còn dư gậy, làm quả gậy wedge rồi putt kiếm birdie thôi” sẽ tuyệt hơn là “trời, tôi không muốn dính bogey”
Vậy nếu golfer có đánh quen 1 hố par 5 nào đó và cảm thấy nó khá dễ dàng hãy tự dối bản thân hố đó là par 4, chẳng bao lâu điểm số sẽ giảm đi một gậy.